Nâng cao ý thức người dân để phòng cháy chữa cháy hiệu quả

Nâng cao ý thức người dân để phòng cháy chữa cháy hiệu quả


Công Ty PCCC Đông Nam - Cháy nhà là một hiểm họa gây ra những thiệt hại tài sản lẫn tính mạng con người. Nhưng người dân chúng ta vẫn còn lơ đãng về ý thức phòng cháy chữa cháy. Để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra thì con người cần phải trang bị những kiến thức về phòng cháy chữa cháy cũng như tìm hiểu về các thiết bị chữa cháy như: Bình chữa cháy CO2, bình chữa cháy bột,... để xử lý tình huống bất khả kháng xảy ra.


Để chủ động trong công tác phòng ngừa, tạo nhiều chuyển biến tích cực hơn nữa trong công tác đảm bảo an toàn PCCC, đồng thời góp phần đảm bảo an ninh trật tự chung trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo tinh thần chỉ đạo tại Công văn số 847/UBND-NCPC ngày 18 tháng 02 năm 2012, của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về việc triển khai thực hiện kết luận của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Luật phòng cháy, chữa cháy và Chỉ thị của Thành ủy Đà Nẵng số 20-CT/TU ngày 26/4/2012 về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. 


Ngày 08 tháng 5 năm 2012, Giám đốc Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng đã có Văn bản chỉ đạo số: 936/SGTVT-VP về việc yêu cầu các đơn vị thuộc Sở tiếp tục triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm đối với công tác phòng cháy chữa cháy trong thời gian đến như sau:


1. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến Pháp luật về phòng cháy, chữa cháy đến từng tập thể nhỏ như: Tổ, Đội, các bộ phận, phòng, ban trong từng đơn vị, tạo sự chuyển biến về nhận thức, ý thức và tinh thần trách nhiệm của mỗi CB CCVC-LĐ, qua đó mọi người nắm được những kiến thức cơ bản về công tác PCCC để phòng ngừa chính nơi mình ở, làm việc, ứng xử nhanh khi có sự cố cháy xảy ra; góp phần đấu tranh kiềm chế nạn cháy và thiệt hại do cháy, nổ gây ra.


2. Căn cứ đặc điểm, tình hình chung của từng đơn vị cơ sở mà lãnh đạo đề ra những biện pháp thích hợp góp phần kiện toàn về lực lượng, phương tiện, kỹ thuật PCCC nhằm tăng cường hơn nữa công tác phòng ngừa, ngăn chặn cháy nổ xảy ra trong thời gian đến.


3. Rà soát, xây dựng bổ sung phương án PCCC tại chổ cho phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị trình cấp thẩm quyền phê duyệt, kiểm tra trang thiết bị, phương tiện chữa cháy được trang bị, chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ và trang bị bổ sung theo yêu cầu. Sửa đổi, bổ sung những nội quy, quy chế, quy trình về công tác PCCC cho phù hợp với điều kiện thực tế, chấn chỉnh ngay những sơ hở thiếu sót.


4. Các đơn vị cần phối hợp với cơ quan Công an phòng cháy chữa cháy để hướng dẫn các biện pháp an toàn về phòng cháy chữa cháy, thoát nạn, cứu hộ … bằng các hoạt động thiết thực như tổ chức tập huấn, diễn tập, huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy, tổ chức phối hợp thực hiện các phương án phòng cháy chữa cháy; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về phòng cháy chữa cháy, tổ chức phối hợp khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.


5. Chú trọng khu vực sản xuất, nhà xưởng, nhà kho, nhất là khu vực có chứa nhiên liệu dễ gây cháy, nổ, khu vực tập kết vật tư, vật liệu ở các công trình thi công cầu, đường; các kho cần phải bảo đảm có lối thoát hiểm, thông gió, hút bụi, có hệ thống chiếu sáng, trang bị hệ thống thu lôi chống sét; bảo đảm vệ sinh môi trường…


6. Các đơn vị tiếp tục củng cố, kiện toàn các Đội PCCC đủ số lượng và tổ chưc huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ phòng cháy, chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ (Lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ); thường xuyên thực hiện có hiệu quả các giải pháp an toàn PCCC ở cơ sở theo quy định. Tổ chức diễn tập phương án chữa cháy ở những khu vực trọng điểm tại đơn vị.


7. Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo việc tổ chức kiểm tra nhằm đề ra các biện pháp, giải quyết khắc phục sơ hở thiếu sót, kịp thời bổ sung những khiếm khuyết đối với các giải pháp đảm bảo an toàn PCCC, nhằm hoàn thành nhiệm vụ trong mọi tình huống khi có cháy, nổ xảy ra.


TÌM HIỂU NHỮNG THIẾT BỊ CHỮA CHÁY TẠI CÔNG TY ĐÔNG NAM

Nhận xét